Rối loạn tiêu hoá do stress làm cách nào khắc phục?

Rối-loạn-tiêu-hoá-do-stress-làm-cách-nào-khắc-phục

Stress thường xuyên và kéo dài gây nhiều hệ lụy đến sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hoá. Một số triệu chứng rối loạn tiêu hoá do stress gây ra như khó tiêu, trào ngược axit, loét dạ dày,…


Rối loạn tiêu hoá do stress làm cách nào khắc phục?

Stress kéo dài gây nên nhiều bất tiện trong cuộc sống, đặc biệt là ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá trong đó tình trạng phổ biến là rối loạn tiêu hoá. Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hoá do stress gây ra, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Stress là gì?

Stress xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau, người bệnh không thể giảm thiểu nguyên nhân dẫn đến stress lâu ngày sẽ dẫn đến ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến stress.

Khái niệm

Stress là trạng thái bất ổn về mặt tinh thần và cảm xúc, có thể xuất phát từ áp lực công việc, gia đình, vấn đề xã hội,… Khi gặp phải tình trạng này, người mắc phải sẽ rơi vào trạng thái lo âu, tiêu cực, tương tự như khi phải đối mặt với tình huống nguy hiểm cho tính mạng.

Rối loạn tieu hóa do Strees
Stress kéo dài gây nên nhiều bất tiện trong cuộc sống, đặc biệt là ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá trong đó tình trạng phổ biến là rối loạn tiêu hoá.

Một số người cho biết, stress giúp họ có động lực đưa ra hành động quyết đoán hơn, tăng khả năng tập trung và đưa ra những phán đoán nhanh chóng chính xác. Tuy nhiên, nếu liên tục rơi vào trạng thái stress sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ, tâm lý và sinh hoạt hằng ngày trong đó có rối loạn tiêu hóa.

Bởi dạ dày và ruột có nhiều tế bào thần kinh như một bộ não nhỏ, các dây thần kinh nối trực tiếp từ não tới hệ tiêu hóa và thông tin sẽ được truyền theo 2 chiều. Có tới 95% hormone Serotonin (hormone rất quan trọng trong kiểm soát tâm trạng con người) nằm trong hệ tiêu hóa, vậy nên khi tâm trạng bất ổn sẽ tác động mạnh mẽ đến hệ tiêu hoá. Ngày càng nhiều người gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa do stress gây ra.

Một số tác nhân gây nên stress

Trước khi tìm hiểu về cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa do stress, chúng ta cần tìm hiểu nguồn gốc, nguyên nhân. Nguyên nhân dẫn tới stress có thể từ nhiều yếu tố do tác động bên ngoài và những yếu tố bên trong xuất phát từ trải nghiệm và sức chịu đựng của mỗi người. Dưới đây là một vài nguyên nhân dẫn đến stress.

  • Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài: Thời tiết, tiếng ồn, giao thông, sự ô nhiễm, khói bụi,…
  • Căng thẳng về xã hội và gia đình: Thường xuyên làm việc quá sức, đối mặt với áp lực phải đáp ứng công việc, sự thành công, vấn đề tài chính, mâu thuẫn với đồng nghiệp, thuyết trình,… Trong gia đình có thể đến từ việc mất người thân, xung đột trong gia đình, bạn bè,…
  • Do sức khoẻ: Khi bạn mắc phải một căn bệnh khó chữa, cơ thể thường mệt mỏi, suy kiệt cũng có thể khiến bạn thấy bất lực và có suy nghĩ tiêu cực.
  • Một nguyên nhân dẫn đến stress có thể là do bạn nhạy cảm, suy nghĩ nhiều trước một vấn đề không như ý muốn, trực tiếp  ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây ra căng thẳng, lo âu.

Các biểu hiện của stress

Căng thẳng có thể xuất hiện trong thời gian ngắn hạn được gọi là stress cấp tính và lâu dài gọi là stress mãn tính. Sau đây là biểu hiện của từng kiểu stress:

  • Stress cấp tính là phản ứng ngắn hạn của cơ thể đối với những tình huống gây bất lợi hay nguy hiểm cho cơ thể. Mức độ căng thẳng của bạn phụ thuộc vào mức độ và thời gian, cách bạn đối phó với nó. Phần lớn thời gian cơ thể bạn sẽ tự phục hồi sau những đợt stress cấp tính. Một số biểu hiện như buồn bã, ngủ không ngon giấc, rơi vào trạng thái tiêu cực.
  • Stress mãn tính là do các tình huống hoặc sự kiện stress kéo dài trong một thời gian dài. Tình trạng này kéo dài gây mệt mỏi, đau đầu, khả năng tập trung kém, suy giảm trí nhớ, rối loạn cảm xúc thường phản ứng thái quá trước những điều nhỏ nhặt không như ý,… Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa do stress mà mọi người cần chú ý.

Có thể bạn sẽ quan tâm: Hướng dẫn cách trị rối loạn tiêu hoá nhanh tại nhà

Rối loạn tiêu hóa do stress

ban-co-dang-mac-phai-chung-stress-trong-cong-viec
Căng thẳng có thể xuất hiện trong thời gian ngắn hạn được gọi là stress cấp tính và lâu dài gọi là stress mãn tính.

Khi bị stress kéo dài, não sản sinh ra các hormone tác động đến hoạt động của hệ tiêu hóa, đồng thời sản sinh ra steroid và adrenaline giúp chống lại căng thẳng. đôi khi những hormone này ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn khiến bạn có cảm giác chán nản, không muốn ăn uống.

Tác động của căng thẳng lên hệ tiêu hóa không chỉ dừng lại ở đó, chúng còn gây nên các chứng khó tiêu, viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, tiêu chảy, khô miệng, rối loạn chức năng đại tràng. Đặc biệt, đối với những người mắc hội chứng ruột kích thích càng nhạy cảm hơn khi gặp căng thẳng.

Các bác sĩ gọi hệ tiêu hoá như một “bộ não nhỏ”, vì dạ dày và ruột có nhiều tế bào thần kinh hơn cột sống. Bởi vì, các dây thần kinh nối trực tiếp từ não tới hệ tiêu hóa và thông tin sẽ được truyền theo 2 chiều và 95% hormone Serotonin (hormone quan trọng trong kiểm soát tâm trạng con người) nằm trong hệ tiêu hóa.

Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, gây ảnh hưởng đến nhu động ruột làm gia tăng các triệu chứng như ợ chua và cản trở khả năng miễn dịch của ruột. Ngoài ra, căng thẳng cũng là một trong những tác nhân gây ra các vấn đề rối loạn tiêu hóa như: khó tiêu, loét dạ dày tá tràng, trào ngược axit, viêm đại tràng,…

Chỉ cần một kích thích nhỏ khiến tâm trạng bạn tồi tệ cũng có thể khiến bạn gặp phải các tình trạng rối loạn tiêu hoá.

Cách phòng ngừa stress tránh rối loạn tiêu hóa

Mặc dù một số căng thẳng giúp thúc đẩy chúng ta phát triển và có động lực hơn để làm việc. Tuy nhiên, stress kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và đời sống, vậy nên bạn nên loại bỏ chúng càng sớm càng tốt khi thấy chúng có dấu hiệu mất kiểm soát. Để loại bỏ căng thẳng, bạn có thể thực hiện những điều sau:

Cách phòng ngừa stress tránh rối loạn tiêu hóa

  • Tránh xa các tác nhân có thể gây ra căng thẳng.
  • Tập thay đổi góc nhìn trước những tình huống không như ý muốn, cố gắng duy trì suy nghĩ tích cực lạc quan.
  • Thay đổi cách nhìn nhận vấn đề: Hiểu rõ nguyên nhân, công nhận cảm xúc của bản thân thay vì né tránh dằn vặt sẽ giúp bạn thoát khỏi nỗi sợ hãi, lo lắng, phẫn uất, chán nản,… dẫn đến căng thẳng tâm lý.
  • Bổ sung một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng: Khi nhận thấy tình trạng rối loạn tiêu hoá bạn nên bổ sung các chất giúp điều hoà hoạt động của hệ tiêu hoá như: vitamin B1, B3, B12 C, E, D, axit folic có trong các loại rau xanh, bổ sung sắt, magie, kali, kẽm, protein, chất béo trong các loại thịt và tinh bột sẽ giúp hạn chế các triệu chứng khó chịu.
  • Cố gắng nghỉ ngơi đúng giờ, đúng giấc. Khi nghỉ ngơi hãy thả lỏng cơ thể và để đầu óc thư giãn thực sự.
  • Tập thể dục với cường độ nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày thay vì ngồi trong nhà sẽ giúp bạn bớt suy nghĩ tiêu cực căng thẳng.

Trên đây bài viết đã tổng hợp nguyên nhân dẫn đến stress cũng như cách khắc phục Stress tránh gây rối loạn tiêu hóa. Nếu bạn đã thực hiện những cách trên mà vẫn không thoát khỏi tình trạng rối loạn tiêu hóa do căng thẳng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Các bạn cũng có thể liên hệ trưc tiếp với Công ty Sức khỏe Đường ruột Việt Nam để được tư vấn và giải đáp tận tình.

Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Chăm sóc sức khỏe Đường ruột Việt Nam

Sản phẩm bán chạy