Hội chứng ruột kích thích là hội chứng rối loạn chức năng ruột, có thể gây bất tiện trong cuộc sống thường nhật nhưng không gây ảnh hưởng đến tính mạng. Tình trạng không cần điều trị bằng thuốc nếu không xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng. Nếu phát hiện bản thân mắc hội chứng này, bạn cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và cách kiểm soát.
Khái niệm hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (viết tắt là IBS – Irritable bowel syndrome) là tình trạng rối loạn đường tiêu hóa phổ biến nhất. Tỷ lệ mắc bệnh là 5-20% dân số, đặc biệt xuất hiện nhiều hơn trong độ tuổi 20-50 tuổi và nhất là ở nữ giới. Đây là một tình trạng lành tính nhưng mạn tính nên người mắc cần có sự chăm sóc đặc biệt để các triệu chứng không hay tái phát.
Hội chứng ruột kích thích xuất hiện ở nhiều độ tuổi
Vì những biểu hiện của hội chứng thường tái lại nhiều lần, thậm chí gây ra cơn đau quặn thắt bất chợt nên người mắc sẽ bị lo lắng, sốt ruột. Tuy nhiên, khi đi thăm khám, bác sĩ sẽ không tìm thấy các tổn thương ở thực thể ruột.
Dựa vào tính chất phân mà hội chứng ruột kích thích được chia thành ba loại phổ biến là hội chứng ruột kích thích thể táo bón, thể tiêu chảy và thể hỗn hợp. Ngoài ra, hội chứng còn được phân thêm một loại khác là hội chứng ruột kích thích không xác định.
Các dấu hiệu cho thấy bạn mắc hội chứng ruột kích thích
Chỉ một số ít người mắc hội chứng ruột kích thích là có những triệu chứng nghiêm trọng, còn lại, người mắc sẽ tự biết kiểm soát nhờ vào lối sống lành mạnh. Đặc biệt, hội chứng ruột kích thích không làm tăng nguy cơ gây ung thư đại trực tràng. Dưới đây là những biểu hiện phổ biến người mắc cần nắm rõ:
Đau bụng
Đau bụng là triệu chứng ruột kích thích xuất hiện nhiều nhất nhưng không cố định, lúc đau trên hoặc dưới rốn, lúc đau theo từng cơn hoặc đau liên tục trong một thời gian. Cơn đau thường xuất hiện bất thình lình hoặc âm ỉ, gây bất tiện và khó chịu cho người mắc. Tuy nhiên, chúng thường bị hiểu nhầm là đau bụng do ăn phải thực phẩm kém chất lượng hoặc đau do đến kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.
Cơn đau tái phát ít nhất 1 lần trong tuần và kéo dài trong 3 tháng gần đây nhất. Nếu có một chế độ ăn uống và luyện tập đầy đủ thì sẽ giúp hạn chế tình trạng này diễn ra. Người mắc cần quan sát thêm nếu có thêm cả các tình trạng dưới đây.
Đau bụng là biểu hiện dễ thấy nhất của hội chứng
Rối loạn đại tiện
Rối loạn đại tiện thể hiện ở tần suất đi ngoài và tính chất phân. Người mắc hội chứng ruột kích thích thường có cảm giác muốn đi đại tiện nhiều hơn bình thường, thậm chí là 2-3 lần/ngày. Mỗi lần đi đều có cảm giác không hết phân, đi xong lại muốn đi tiếp và trung tiện nhiều lần trong khi đi.
Ngoài ra, phân sẽ có dạng rắn hoặc lỏng không cố định, có thể kèm theo dịch nhầy, mùi hôi và nếu bị ra máu thì người mắc cần đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Đặc biệt, nếu ăn uống nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ hoặc nhiều bơ, đường, sữa thì tình trạng này sẽ diễn ra nghiêm trọng hơn.
Chướng bụng, đầy hơi
Triệu chứng chướng bụng, đầy hơi thường bị nhầm lẫn với bệnh dạ dày hoặc đơn giản là ăn quá nhiều thức ăn trong thời gian ngắn. Bụng luôn có cảm giác chướng khó chịu và người mắc sẽ trung tiện nhiều lần trong ngày, kể cả khi trước đó không ăn uống gì.
Lo lắng, căng thẳng
Khi mắc các triệu chứng trên, người mắc sẽ càng mệt mỏi, căng thẳng và bất an. Ban ngày sẽ không có nhiều năng lượng để học tập, làm việc và ban đêm đều rất khó ngủ. Nhất là khi đọc được các thông tin không chính thống trên mạng, họ sẽ càng lo lắng hơn về tình trạng tưởng chừng gây nguy hiểm đến tính mạng.
Lo âu quá mức ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Tại sao lại bị hội chứng ruột kích thích?
Hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích. Có người sẽ kết luận là do sinh hoạt thất thường, chế độ ăn nghèo nàn hoặc ăn uống không điều độ. Tuy nhiên, dưới đây là một vài tác nhân được chẩn đoán là có liên quan cấp thiết tới tình trạng.
- Sự co cơ ở thành ruột: Thành ruột được lót bằng nhiều lớp cơ, và chúng sẽ co thắt khi thức ăn di chuyển qua. Nếu các cơn co thắt mạnh hơn và kéo dài thì sẽ gây biểu hiện đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy. Ngược lại, các cơn co thắt yếu đi sẽ làm chậm quá trình di chuyển thức ăn, từ đó dẫn đến phân bị cứng, khô.
- Hệ thần kinh: Khi bị đầy hơi hoặc đại tiện có vấn đề, các dây thần kinh trong hệ thống tiêu hóa sẽ phản ứng mạnh mẽ. Quá trình chuyển tín hiệu giữa não bộ và đường ruột bị ảnh hưởng, dẫn đến cơ thể sẽ phản ứng thái quá thành các biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.
- Nhiễm trùng: Người bình thường có thể sẽ mắc hội chứng ruột kích thích sau một cơn tiêu chảy nghiêm trọng hoặc do vi rút. Bên cạnh đó, hội chứng ruột kích thích cũng có thể đến từ tình trạng dư thừa vi khuẩn trong đường ruột.
- Căng thẳng quá độ thời thơ ấu: Những người có một tuổi thơ gặp nhiều biến cố, chịu nhiều áp lực sẽ có xu hướng mắc hội chứng kích thích ruột. Đặc biệt xuất hiện ở những đứa trẻ hay nhịn ăn, ăn uống không điều độ hoặc dung nạp quá nhiều các chất độc hại vào cơ thể.
Hội chứng ruột kích thích xuất phát từ nhiều tác nhân
Các đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích có thể xảy ra ở mọi giới tính, mọi lứa tuổi. Dù vậy, những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ mắc tình trạng này hơn:
- Người trẻ dưới 50 tuổi.
- Phụ nữ.
- Người có thành viên trong gia đình đang mắc bệnh
- Người bị rối loạn lo âu, trầm cảm hoặc gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.
- Người có tiền sự bị lạm dụng tình dục, thể chất hoặc tinh thần.
Hội chứng ruột kích thích không gây nguy hiểm tính mạng
Hội chứng ruột kích thích không phải là tình trạng nguy hiểm, ngược lại, nó lành tính và mạn tính. Thông thường, các ca mắc đều được phát hiện ở mức độ nhẹ với biểu hiện hay gặp phải là đau bụng và rối loạn đại tiện. Các vấn đề này đều có thể được điều chỉnh bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lịch tập thể dục đều đặn.
Đặc biệt, sức khỏe tâm lý cũng cần được chú trọng vì căng thẳng quá độ cũng là một tác nhân lớn gây nên hội chứng ruột kích thích. Người gặp hội chứng này cần ngủ nghỉ đủ giấc, làm việc vừa phải và nên tìm tới các biện pháp giải tỏa căng thẳng khi cần thiết.
Dẫu vậy, có những trường hợp trở nặng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hằng ngày. Lúc này, người mắc cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín để nhận tư vấn và điều trị kịp thời.
Người mắc hội chứng ruột kích thích không cần lo lắng
Cách xác định hội chứng ruột kích thích
Các biểu hiện của hội chứng ruột kích thích có thể rõ ràng hoặc không. Để xác định đúng tình trạng của bản thân, người mắc cần tìm đến các công cụ hoặc nhân lực hỗ trợ:
- Theo dõi các biểu hiện bất thường của hệ tiêu hóa.
- Ghi chép nhật ký theo dõi triệu chứng.
- Thăm khám tại cơ sở y tế hoặc chuyên khoa tiêu hóa.
- Thực hiện các xét nghiệm cần thiết như nội soi, chụp X quang, xét nghiệm phân, siêu âm dạ dày, chụp MRI và CT dạ dày.
Cách kiểm soát triệu chứng ruột kích thích
Mỗi người mắc hội chứng ruột kích thích sẽ có những biểu hiện khác nhau và cách điều trị khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn kiểm soát tốt hơn các triệu chứng đó:
- Hạn chế đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, nhiều đường và sữa.
- Hạn chế sử dụng cafein, bia, rượu và các chất kích thích khác.
- Không ăn nhiều cùng một lúc, nhai vội và nuốt chửng.
- Không nạp quá 240g các loại trái cây có hàm lượng đường cao như vải, táo, chuối, nho. xoài…
- Chia 3 bữa sáng, trưa và tối thành các bữa nhỏ hơn.
- Sử dụng trà gừng, trà bạc hà và trà hoa cúc để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
- Không thức đêm, làm việc quá tải hoặc hạn chế đọc những thông tin tiêu cực.
- Tập thể dục thường xuyên hoặc vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ, dọn dẹp phòng, leo cầu thang…
Có nên sử dụng tinh bột kháng khi mắc hội chứng ruột kích thích?
Ngoài việc nạp các chất dinh dưỡng, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể thì bạn cũng nên thường xuyên bổ sung các thực phẩm giúp ổn định nhu động ruột, đặc biệt là tinh bột kháng. Tinh bột kháng Dr. Ruột của Công ty Cổ phần Chăm sóc Sức khỏe Đường ruột Việt Nam giúp hỗ trợ cải thiện các bệnh do đường ruột gây ra.
Tinh bột kháng Dr. Ruột đáng tin dùng
Tinh bột kháng lên men sinh ra các axit béo chuỗi ngắn giúp ức chế sự phát triển của hại khuẩn, nuôi dưỡng tế bào niêm mạc ruột, giúp ổn định nhu động ruột, từ đó cải thiện các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Ngoài ra, sản phẩm được đóng thành gói tiện lợi, phù hợp cho cả những nhân viên văn phòng bận rộn. Hương vị thơm ngon và dễ uống.
Kết luận
Hội chứng ruột kích thích cần chú trọng đến thói quen ăn uống, sinh hoạt và cân bằng cảm xúc. Hội chứng ruột kích thích tuy không phải tình trạng nguy hiểm, nhưng nếu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, không thể điều trị tại nhà thì bạn nên dùng đến thuốc, theo tư vấn của bác sĩ chuyên môn. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn biết cách cải thiện tình trạng của mình.
Sản phẩm bán chạy
Tinh Bột Kháng Dr. Ruột Kids 18%
Tinh bột kháng Dr. Ruột 11,1% Ít đường
Tinh bột kháng Dr. Ruột 11,1% Nguyên bản
Tinh bột kháng Dr. Ruột Premium 17%