Táo bón là tình trạng tiêu hoá hay gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Táo bón nhẹ có thể tự điều trị ở nhà và không cần dùng thuốc bằng một số cách như uống đủ nước, tập thể dục thường xuyên, ăn nhiều rau xanh,…
Mách bạn 10 cách trị táo bón tại nhà, không dùng thuốc, an toàn và hiệu quả
Táo bón là một trong những vấn đề tiêu hoá cực kỳ phổ biến. Tình trạng này kéo dài thường gây không ít khó khăn cho người bệnh. Với trẻ nhỏ, táo bón có thể gây ra tình trạng quấy khóc, biếng ăn còi cọc, người lớn bị táo bón lâu ngày dễ thành biến chứng như nứt kẽ hậu môn, trĩ,… Trong một số trường hợp không mong muốn, việc sử dụng thuốc nhuận tràng thường xuyên sẽ khiến cơ thể bị phụ thuộc vào thuốc. Bài viết sau đây sẽ mách bạn 10 cách trị táo bón tại nhà, không dùng thuốc, vừa an toàn lại vừa hiệu quả.
Táo bón là gì?
Táo bón là tình trạng tiêu hoá với biểu hiện khó đi ngoài, phân khô và cứng. Người bệnh luôn có cảm giác buồn đi nặng nhưng không đi được, giảm tần suất đi cầu 2-3 lần/ 1 tuần. Tình trạng này diễn ra trong thời gian ngắn có thể dễ dàng điều trị, tuy nhiên nếu để lâu sẽ rất dễ thành mạn tính và gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến táo bón
Mặc dù hầu hết chúng ta đều hiểu rằng, táo bón là tình trạng khó tiêu, đi ngoài phân khô và cứng, nhưng cụ thể nguyên nhân gây ra như thế nào cần xác định đúng để có hướng điều trị đúng đắn. Dưới đây là 02 nguyên nhân chính gây táo bón.
Táo bón nguyên phát
Đây là tình trạng hình thành do rối loạn cơ chế tống phân, xuất phát từ cơ thắt cơ vòng hậu môn có vấn đề. Một nguyên do khác là táo bón có nhu động chậm, là khi nhu động ruột hoạt động kém sẽ gây ra táo bón. Biểu hiện là người bệnh sẽ cảm thấy chướng bụng, ít có nhu cầu đại tiện.
Thứ ba là táo bón do rối loạn chức năng sàn chậu. Các khối cơ, dây chằng ở sàn chậu bị thoái hóa, dẫn đến không thể giữ cho các cơ quan nằm đúng vị trí của chúng. Hậu môn, trực tràng cũng nằm trong số đó nên bị ảnh hưởng và gây ra tình trạng táo bón.
Táo bón thứ phát
Nguyên nhân phổ biến gây táo bón thứ phát là do chế độ ăn uống không điều độ, ăn ít chất xơ, ăn không đúng giờ đúng bữa, ăn quá nhiều thức ăn nhanh, ít vận động gây chướng bụng, khó tiêu. Ở trẻ em có thể là do uống nhiều sữa bột, sữa tươi ít chất xơ, dẫn tới tình trạng táo bón.
Phụ nữ mang thai cũng dễ bị táo bón do khi mang thai cơ thể sẽ thay đổi nội tiết tố, thai càng lớn sẽ gây áp lực lên ruột. Bên cạnh đó, việc bổ sung thức ăn chứa nhiều đạm, uống viên sắt, canxi,.. trong thai kỳ cùng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hoạt động nhu động ruột dẫn đến táo bón.
Ngoài ra, việc sử dụng thuốc kháng sinh chống co giật, thuốc chống trầm cảm, kháng viêm steroid,… người mắc các bệnh lý như trĩ, nứt hậu môn cũng là đối tượng dễ bị táo bón.
Có thể bạn sẽ quan tâm tới Nguyên Nhân Dẫn Đến Bệnh Táo Bón Kéo Dài
10 cách trị táo bón tại nhà không dùng thuốc an toàn
Khi gặp tình trạng táo bón nhiều người thường lạm dụng thuốc giúp nhuận tràng, thuốc bổ sung chất xơ mà quên mất rằng cần đảm bảo một chế độ ăn uống khoa học vận động hợp lý là điều quan trọng. Lý do là vì trong một số trường hợp khi ngưng thuốc tình trạng táo bón sẽ rất dễ quay trở lại. Dưới đây là 10 cách giúp bạn cải thiện tình trạng táo bón tại nhà không dùng thuốc an toàn mà hiệu quả.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể
Viện Y tế Quốc Gia Hoa Kỳ (NIH) khuyến nghị nên uống đủ 8 ly nước với thể tích 8 ounce/ly tương đương với 2 lít nước mỗi ngày. Bổ sung đủ nước cho cơ thể là điều vô cùng quan trọng và cần thiết, không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn hỗ trợ giảm các tình trạng táo bón một cách hiệu quả. Bạn nên uống nước lọc và nước hoa quả thay vì các loại nước ngọt để mang đến kết quả tốt nhất.
Bổ sung chất xơ hoà tan
Chất xơ được chia làm hai loại là chất xơ hoà tan (có trong các thực phẩm yến mạch, chuối, cà rốt, rau mồng tơi,…) và chất xơ không hòa tan (có trong các loại rau củ như atiso, đậu hà lan, đậu gà,..). Chất xơ hoà tan khi đi vào hệ tiêu hoá có khả năng hấp thụ nước để tạo thành một loại gel, từ đó làm mềm phân và cải thiện tình trạng táo bón.
Đối với chất xơ không hòa tan, chúng mang lại những tác động khác nhau đối với việc điều trị táo bón. Một số người có các vấn đề về chức năng ruột, chẳng hạn táo bón vô căn mãn tính hoặc người bị hội chứng ruột kích thích cảm thấy tình trạng táo bón của họ trở nên nặng hơn khi tiêu thụ các chất xơ không hòa tan.
Để ngăn ngừa tình trạng táo bón, bạn nên tiêu thụ cân bằng giữa chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Thông thường, tổng lượng chất xơ được khuyến nghị hằng ngày là 38g đối với nam giới và 25g đối với nữ giới.
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao
Do tính chất một số công việc như làm văn phòng khiến bạn phải ngồi lâu, ít vận động dẫn đến tình trạng đi đại tiện khó khăn do táo bón, lâu ngày có thể biến chứng thành trĩ. Do đó, sau giờ tan làm bạn nên tập thể dục nhẹ nhàng với những môn thể thao như chạy bộ, bơi lội, đánh cầu lông,… sẽ giúp kích thích hoạt động của hệ thống tiêu hoá bằng cách là giảm thức ăn đi qua ruột già.
Bên cạnh đó, các bài tập nhẹ giúp tăng nhịp thở, nhịp tim và kích thích co bóp các cơ bao gồm cả các cơ tiêu hóa, phân sẽ được đẩy ra ngoài nhanh hơn.Tuy nhiên, bạn nên hạn chế hạn chế tập bài thể dục quá sức sẽ làm tăng tình trạng bệnh trong một số trường hợp nhất định.
Bổ sung probiotic
Probiotic hay còn gọi là lợi khuẩn có trong các thực phẩm lên men như sữa chua, dưa muối, kim chi,… Bổ sung lợi khuẩn không chỉ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột mà còn làm giảm các tình trạng táo bón, tiêu chảy một cách đáng kể.
Sử dụng tinh bột kháng tự nhiên Dr. Ruột
Tinh bột kháng là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho lợi khuẩn đường ruột. Lợi khuẩn sẽ tăng cường sinh ra các axit béo chuỗi ngắn, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Do vậy, khi sử dụng tinh bột kháng có thể làm gia tăng khối lượng phân, giúp phân mềm và dễ đi đại tiện hơn.
Đối với những người bị táo bón, việc bổ sung tinh bột kháng hàng ngày là vô cùng cần thiết. Nhờ vậy, mới cung cấp đủ thức ăn cho lợi khuẩn đường ruột phát triển bình thường trở lại.
Các bạn cũng có thể tham khảo thêm các dòng sản phẩm Tinh bột kháng của Dr.Ruột TẠI ĐÂY
Sử dụng cà phê
Chắc hẳn, bạn đã không ít lần thấy người xung quanh nói rằng sau khi uống cà phê họ có cảm giác đau bụng và dễ đi ngoài hơn. Nguyên nhân là do trong cà phê chứa một lượng cafein nhất định, làm kích thích các cơ trong tiêu hoá.
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, sử dụng đồ uống chứa cafein có thể kích thích các cơ quan tiêu hoá mạnh hơn 60% so với uống nước lọc và khoảng 23% so với việc uống cà phê không có cafein.
Tuy nhiên, cafein có thể không tốt đối với những người bị hội chứng ruột kích thích, vì nó có thể làm các triệu chứng tiêu hoá trở nên tệ hơn. Vậy nên, khi có ý định sử dụng cà phê để chữa táo bón bạn nên hiểu rõ tình trạng bệnh lý của mình.
Uống trà thảo mộc
Một số loại trà thảo mộc có tác dụng tích cực đối với hệ tiêu hoá và hỗ trợ cải thiện một số bệnh liên quan đến dạ dày. Khi uống trà bạn nên uống nóng bởi hơi ấm của trà sẽ kích thích hệ tiêu hóa, làm giảm các triệu chứng táo bón một cách rõ rệt.
- Trà gừng: Gừng giúp làm ấm cơ thể và thúc đẩy quá trình tiêu hoá thức ăn. Nên sử dụng từ 1-2 ly mỗi ngày sau bữa ăn để giúp cơ thể xử lý thức ăn và tăng cường hoạt động của nhu động ruột.
- Trà bạc hà: tinh dầu bạc hà có khả năng làm dịu cơn đau dạ dày trong khi di chuyển phân qua ruột. Uống trà bạc hà sau bữa ăn có lợi cho người hay bị táo bón và đau bụng.
- Trà hoa cúc: có tác dụng làm dịu cơ thể, kích thích nhu động ruột.
- Trà đen hoặc trà xanh: trà xanh hoặc trà đen có chứa một lượng cafein, giúp nhuận tràng giảm táo bón.
Tránh sử dụng sữa
Sữa là một loại thực phẩm an toàn và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với những người không dung nạp đường lactose và trẻ em không dung nạp protein sữa bò nên thận trọng sử dụng chúng. Khi đưa vào cơ thể, chúng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của ruột và gây chướng bụng, khó tiêu.
Ăn mận khô
Mận khô được xem là một phương pháp tự nhiên giúp cải thiện táo bón một cách đáng kể. Bên trong mận khô có chứa hàm lượng chất xơ không hòa tan cao, do đó giúp bạn tiêu hóa dễ dàng hơn, ngăn ngừa được chứng táo bón. Để có đạt được kết quả như mong muốn, bạn nên sử dụng trung bình khoảng 7 quả mận( tương ứng với 50g), chia làm hai lần vào sáng và tối.
Ăn cháo đậu xanh
Có lẽ bạn đã nghe nhiều về chức năng chữa táo bón của các loại đậu, nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc đi đại tiện bạn có thể nấu cháo đậu xanh và sử dụng trong bữa ăn của mình. Lý do là vì, trong đậu xanh có chứa nhiều chất xơ cần thiết để nuôi các vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
Trên đây bài viết đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến táo bón cũng như mách bạn 10 cách điều trị táo bón tại nhà không dùng thuốc. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và góp phần cải thiện tình trạng táo bón của bạn.
Công ty Cổ phần Chăm sóc sức khỏe Đường ruột Việt Nam
- Địa chỉ: Số 39 Nguyễn Hữu Huân, Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội (xem chỉ đường)
- Hotline: 1900.1040 – 0911.22.4444
- Email: info@suckhoeduongruot.com
- Website: www.suckhoeduongruot.com – www.tinhbotkhang.vn
- Fanpage: www.facebook.com/Drruot.vn
- YouTube: https://youtube.com/@tinhbotkhangdr.ruotvietnam
Sản phẩm bán chạy
Tinh Bột Kháng Dr. Ruột Kids 18%
Tinh bột kháng Dr. Ruột 11,1% Ít đường
Tinh bột kháng Dr. Ruột 11,1% Nguyên bản
Tinh bột kháng Dr. Ruột Premium 17%