Nguyên Nhân Dẫn Đến Bệnh Táo Bón Kéo Dài

Nguyên Nhân Dẫn Đến Bệnh Táo Bón Kéo Dài

Táo bón là một dạng rối loạn đường tiêu hóa, dẫn đến tình trạng đi phân không đều, phân khó đi kèm với cảm giác đau cứng. Táo bón cấp tính có thể gây tắc ruột, thậm chí có thể phải phẫu thuật. Từ trước đến nay, có rất nhiều định nghĩa về táo bón khác nhau, nhưng thông thường ở người lớn là việc không đi đại tiện quá 3 ngày, còn trẻ em một tuần không đi 3 lần được coi là mắc bệnh táo bón. Táo bón có thể bị nhẹ, trung bình hay nặng tùy từng người. Có những trường hợp chỉ bị táo bón ít ngày nhưng đối với người khác lại bị táo bón mạn tính, thường xuyên bị khó chịu, đau đớn khi đi ngoài.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh táo bón kéo dài
Nguyên nhân dẫn đến bệnh táo bón kéo dài

Các bác sĩ thường chia táo bón thành 2 nhóm: táo bón nguyên phát và táo bón thứ phát

1. Nguyên nhân gây táo bón nguyên phát

  • Táo bón có nhu động bình thường: Nguyên nhân do rối loạn cơ chế tổng phân, xuất phát từ cơ thắt, cơ vòng hậu môn có vấn đề. Loại táo bón này khi khám thực thể rất khó phát hiện.
  • Táo bón có nhu động chậm: Khi nhu động ruột hoạt động kém sẽ gây ra táo bón. Loại táo bón này thường gặp hơn ở phụ nữ với các triệu chứng như chướng bụng, ít có nhu cầu đại tiện.
  • Táo bón do rối loạn chức năng sàn chậu: Rối loạn chức năng sàn chậu là do các khối cơ, dây chằng bị thoái hóa, dẫn đến không thể giữ cho các cơ quan ở vùng sàn chậu nằm đúng vị trí của chúng. Hậu môn, trực tràng cũng nằm trong số các cơ quan bị ảnh hưởng và dẫn đến tình trạng táo bón. Đặc trưng của táo bón do nguyên nhân này là rặn nhiều, đại tiện không hết phân, phải cần hỗ trợ mới tống phân ra ngoài hết được.

2. Nguyên nhân gây táo bón thứ phát

Nguyên nhân dẫn đến bệnh táo bón kéo dài
Nguyên nhân dẫn đến bệnh táo bón kéo dài
  • Do chế độ ăn uống, sinh hoạt: Chế độ ăn ít chất xơ, dư thừa chất béo có nguồn gốc từ động vật, ăn nhiều đường, cà phê, trà, rượu, uống không đủ nước; lười vận động; thường xuyên trì hoãn việc đại tiện. Ở trẻ em, táo bón còn có thể do việc uống sữa bột (các loại sữa công thức trong thành phần ít chất xơ và quá nhiều đạm, đường).
  • Mắc bệnh lý thực thể: Nếu mắc các bệnh nứt hậu môn, tắc nghẽn ống tiêu hóa do khối u, trĩ huyết khối, to trực tràng vô căn sẽ dễ bị táo bón.
  • Mắc bệnh lý toàn thân: Mắc bệnh về thần kinh (đột quỵ, Hirschsprung, Parkinson, chấn thương đầu, tủy sống); vấn đề tâm lý (trầm cảm, rối loạn lo âu); rối loạn nội tiết (chuyển hóa tăng canxi máu, hạ kali máu, tiểu đường); bệnh tuyến giáp (cường giáp, suy giáp); bệnh mô liên kết (xơ cứng bì, lupus); nhiễm độc chì cũng gây táo bón.
  • Mang thai: Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ cộng với áp lực từ tử cung gây chèn ép lên ruột, hoặc chế độ ăn thay đổi quá nhiều trong thai kỳ (uống viên bổ sung nhiều sắt, canxi, ăn nhiều thực phẩm giàu đạm)… đều ảnh hưởng đến nhu động ruột dẫn đến táo bón.
  • Dùng một số loại thuốc: Thuốc chống trầm cảm; thuốc kháng cholinergic; thuốc kháng axit; thuốc lợi tiểu; thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen, diclofenac); thuốc chứa codein và morphin; thuốc chống co giật… có thể gây táo bón

3. Cách phòng ngừa táo bón hiệu quả

  • Chế độ ăn uống: Người bệnh nên uống 2 lít nước mỗi ngày. Bao gồm cả việc uống các loại nước ép trái cây Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống. Hạn chế thực phẩm nhiều đường, rượu bia.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh táo bón kéo dài
Phòng tránh táo bón nhờ chế độ ăn uống hợp lý
  • Vận động: Người bệnh nên tập thế dục 30 phút mỗi ngày. Khi di chuyển, các cơ trong ruột cũng được hoạt động nhiều hơn giúp thúc đẩy tiêu hóa.
  • Không nhịn đại tiện: Viêc trì hoãn sẽ gây áp lực cho hậu môn trực tràng. Càng làm cho tình trạng táo bón nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh táo bón kéo dài
Không nên nhịn đại tiện
  • Thuốc: Một số loại thực phẩm chức năng giúp nhuận tràng, không gây tác dụng phụ cho cơ thể
  • Phẫu thuật: Một số tình trạng táo bón có thể cần phải điều trị bằng phẫu thuật như ung thư đại trực tràng hoặc bệnh trĩ mãn tính.

4.Thuốc điều trị táo bón gây nên tác dụng phụ gì?

Một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của các thuốc trị táo bón đó là tiêu chảy. Cụ thể tùy từng loại thuốc mà có thể gây ra những biểu hiện như sau:

  • Thuốc nhuận tràng thẩm thấu.

Bệnh nhân khi dùng thuốc này có thể gặp phải triệu chứng đầy hơi, khó chịu vùng bụng. Ngoài ra do thuốc nhuận tràng thẩm thấu có thể làm gia tăng lượng nước trong phân. Do hút nước ở ruột kết nên người bệnh cần phải tăng uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước;

  • Thuốc nhuận tràng làm mềm phân:

Người bệnh khi dùng thuốc làm mềm phân có thể bị đầy hơi, khó chịu vùng bụng, chướng bụng. Những thuốc này yêu cầu bệnh nhân cần bổ sung nhiều nước bởi vì nếu uống quá ít nước, thành phần của thuốc sẽ tạo thành các khối sền sệt  gây tắc nghẽn hoặc nghẹt thở;

  • Thuốc nhuận tràng kích thích.

Một trong số những tác dụng phụ có khả năng xảy ra khi sử dụng thuốc nhuận tràng kích thích đó là co thắt các bộ phận khác trong đường tiêu hóa, gây đau dạ dày, buồn nôn và nôn mửa. Bởi vì thuốc kích thích  đại tràng co bóp mạnh hơn. Nên bên cạnh tác dụng phụ là tiêu chảy, bệnh nhân còn có thể bị chuột rút và đau bụng

Chọn dinh dưỡng khoa học cho đường ruột – Chọn tinh bột kháng tự nhiên Dr Ruột

Nguyên nhân dẫn đến bệnh táo bón kéo dài
Tinh bột kháng Dr Ruột – Bạn thân của đường ruột
  • Tinh bột kháng tự nhiên Dr Ruột nuôi dưỡng lợi khuẩn, giảm viêm đại tràng và đại tràng co thắt.
  • Tinh bột kháng tự nhiên Dr Ruột tạm biệt táo bón, tiêu chảy và rối loạn tiêu hoá.
  • Tinh bột kháng tự nhiên Dr Ruột cải thiện chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂM SÓC SỨC KHỎE ĐƯỜNG RUỘT VIỆT NAM

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển dòng sản phẩm giúp cải thiện tình trạng sức khỏe đường ruột, đẩy lùi các bệnh lý về táo bón, đại tràng, … Dr. Ruột tự tin đem đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất, hiệu quả nhất.

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂM SÓC SỨC KHỎE ĐƯỜNG RUỘT VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 39 Nguyễn Hữu Huân, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tổng đài: 1900.1040 – 0911.22.4444

Website: suckhoeduongruot.com

Fanpage: www.facebook.com/congtychamsocsuckhoeduongruotvietnam