Lịch sử ra đời của tinh bột kháng và một số lợi ích với sức khoẻ hệ tiêu hoá

Nghien cuu ve tac dung tinh bot khang voi he vi khuan duong ruot

Trước khi biết cách chế biến thực phẩm, con người thường tiêu thụ 30-50 gram tinh bột kháng ở dạng ngũ cốc nguyên hạt, đậu, chuối xanh và thực phẩm giàu tinh bột thô. Ngày nay, sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm khiến lượng tinh bột kháng chúng ta tiêu thụ chỉ còn 2-5 g/ngày. Sự thiếu hụt tinh bột kháng trong chế độ ăn đang góp phần gây ra các vấn đề về sức khỏe mãn tính của hàng tỉ người trên thế giới.

Vào những năm 80 của thế kỷ trước, hai nhà khoa học người Anh: Hans Englyst và John Cummings đã phát hiện ra “Tinh bột kháng” là thức ăn của lợi khuẩn đường ruột và giúp chúng phát triển. Khi cấp đủ thức ăn cho lợi khuẩn đường ruột thì tình trạng thiếu các lợi khuẩn đường ruột sẽ chấm dứt gần như hoàn toàn.

 

Tinh bột kháng hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa thông qua 2 cơ chế:

  1. Là nguồn thức ăn cho hệ vi khuẩn đường ruột sinh trưởng và phát triển, tạo ra các acid béo chuỗi ngắn (SCFA) như butyrate, propionate, acetate, giúp ức chế sự phát triển của các hại khuẩn, phục hồi hàng rào bảo vệ ruột (lớp chất nhày và các tế bào biểu mô ruột), hỗ trợ kích thích nhu động ruột.
  2. Là một dạng “chất xơ” có khả năng tham gia vào cấu trúc của phân, giúp tăng khối lượng phân, giữ nước trong phân để tránh tình trạng táo bón.

Một số lợi ích của tinh bột kháng với hệ tiêu hóa có thể kể đến như:

Nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi, ức chế sự phát triển các vi khuẩn có hại

Đây có thể là cơ chế mang lại nhiều lợi ích về trao đổi chất – giúp thay đổi thành phần vi khuẩn trong ruột, từ đó tác động đến sự biểu hiện của hàng trăm gen nằm trong ruột. Ruminococcus bromii, được biết đến là loài then chốt giúp lên men tinh bột kháng. Nó là sinh vật ban đầu phá vỡ tinh bột kháng, tạo ra thức ăn cho các sinh khuẩn có lợi khác. Những người sử dụng tinh bột kháng đã làm tăng đáng kể Ruminococcus bromii, theo Harry Flint (2014)Guy Abell (2011) trong khi những người không sử dụng tinh bột kháng có sự thiếu hụt số lượng loài này trong ruột. Số lượng những vi khuẩn có lợi khác cũng cho thấy tăng lên khi sử dụng tinh bột kháng theo nghiên cứu của Stephen O’Keefe, (2015)Jens Walters (2010).

Tăng sản xuất các axit béo chuỗi ngắn

Được tạo ra từ những vi khuẩn đường ruột, khi chúng thực hiện quá trình lên men chất xơ có trong ruột già. Acid béo chuỗi ngắn cũng chính là nguồn năng lượng chủ yếu của các tế bào biểu mô ruột già. Có 3 loại acid béo chuỗi ngắn chính được tạo ra trong quá trình lên men tinh bột kháng: acetate, propionate và butyrate.

Butyrate là nguồn năng lượng chính cho các tế bào biểu mô ruột già. Butyrate đã được chứng minh giúp giảm đau đau bụng ở 66 bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích IBS. 9/13 bệnh nhân bị Crohn được sử dụng sodium butyrate sau 8 tuần đã có những triệu chứng được cải thiện. Ngoài ra, butyrate còn cung cấp năng lượng cho tế bào ruột, giúp kích thích quá trình tự chết tế bào của những tế bào tiền ung thư, giúp phòng ngừa ung thư đại tràng.

Propionate được chứng minh có liên quan tới việc điều chỉnh cảm giác thèm ănkiểm soát đường huyết.

Giảm pH ruột

Các axit béo chuỗi ngắn được tạo thành từ quá trình lên men tinh bột kháng sẽ làm giảm pH ruột, giúp ức chế sự phát triển của các hại khuẩn trong ruột.

Ngoài ra, pH ruột thấp còn tăng khả năng hấp thụ các khoáng chất trong ruột như canxi.

Hạn chế hình thành và hấp thu chất độc hại

Sử dụng chế độ ăn giàu tinh bột kháng làm giảm sự hình thành các sản phẩm phụ có hại của quá trình tiêu hóa như amoniac và phenol.

Các acid béo chuỗi ngắn tạo thành giúp phục hồi các tế bào biểu mô ruột. Bên cạnh đó sự ức chế các vi khuẩn có hại ăn chất nhày giúp hàng rào bảo vệ ruột chắc chắn, ngăn chặn sự thẩm thấu của các chất độc hại vào trong máu.

Nhuận tràng, phòng chống táo bón

Tinh bột kháng làm tăng khối lượng phân lên khoảng 1,1 gam cho mỗi gam tinh bột kháng tiêu thụ, khối lượng tăng lên chủ yếu là vi khuẩn. (Ngược lại, cám lúa mì làm tăng khối lượng khoảng 4 gam cho mỗi gam chất xơ được tiêu thụ, nhưng khối lượng tăng lên này chủ yếu là chất xơ và nước).

Butyrate được tạo thành trong quá trình lên men tinh bột kháng giúp tăng cường nhu động ruột, hỗ trợ quá trình đại tiện dễ dàng hơn. Do phân không bị lưu trữ quá lâu trong đại tràng nên phân sẽ mềm hơn, các chất độc tạo ra do vi khuẩn lên men những phần còn lại của thức ăn sẽ ít hơn và an toàn cho cơ thể.

Tinh bột kháng có khả năng giữ các phân tử nước, do đó hạn chế được tình trạng phân khô, vón cục, giúp nhuận tràng và giải quyết vấn đề táo bón.

Giảm tiêu chảy do bệnh tả và virus rota

Những nghiên cứu chứng minh sử dụng tinh bột kháng gúp giảm tình trạng tiêu chảy do bệnh tả và virus rota.

Giải quyết viêm đại tràng

Thử nghiệm trên người Mỹ trưởng thành cho thấy khi sử dụng tinh bột kháng giúp giảm chứng viêm ruột sau hai tuần. Ngược lại, với những người Nam Phi sử dụng nhiều tinh bột kháng, nếu giảm lượng tinh bột kháng sử dụng thì tình trạng viêm tăng lên đáng kể. Lợi ích của tinh bột kháng với tình trạng viêm đại tràng là do lượng butyrate tạo thành trong quá trình lên men tinh bột kháng sẽ cung cấp năng lượng cho các tế bào biểu mô ruột, giúp chung phục hồi và khỏe mạnh. Bên cạnh đó, butyrate cũng giúp giảm viêm, giảm tình trạng đau khi viêm đại tràng.

 

Sản phẩm bán chạy