Bảo vệ sức khỏe đường ruột và 07 cách cải thiện hệ tiêu hóa cho bé

Hệ tiêu hoá đang trong thời gian phát triển và hoàn thiện nên các bé thường hay gặp các vấn đề khi hấp thụ thức ăn. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học là điều cần thiết nhằm cải thiện đường tiêu hoá cho bé, giúp trẻ hấp thụ toàn diện các chất dinh dưỡng từ thực phẩm.

Tại sao cần chăm sóc hệ tiêu hoá của bé khỏe mạnh?

Thức ăn có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể trẻ. Các chất dinh dưỡng trong thức ăn là động lực chính để các bộ phận trong cơ thể hoạt động tốt.

Quá trình tiêu hoá bắt đầu ngay từ trước khi trẻ nếm thức ăn, chỉ cần ngửi thức ăn là nước bọt của trẻ đã chảy ra và quá trình tiêu hoá bắt đầu. Nước bọt chứa các enzyme tiêu hoá và có vai trò làm ẩm thức ăn để dễ nuốt hơn.

Hệ thống tiêu hoá giúp chuyển hóa thức ăn chúng ta ăn thành năng lượng bằng cách chia nhỏ nó thành các phần nhỏ mà cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng, bao gồm carbohydrate, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất, và loại bỏ các chất thải.

Hệt tiêu hoá của cơ thể giống như một ống dài gồm các cơ quan bên trong, nơi thức ăn vào miệng, đi qua thực quản, dạ dày, ruột và thoát ra ngoài qua hậu môn dưới dạng phân. Để cơ quan tiêu hoá hoạt động tốt, cần có sự tham gia của tuyến tụy, túi mật và trực tràng.

Chăm sóc hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh

Hệ tiêu hoá của trẻ giống như một cỗ máy mới; nếu nó được chăm sóc, nó sẽ hoạt động trơn tru suốt đời. Nếu không được chăm sóc, con bạn có thể bị các vấn đề về tiêu hoá, tiêu chảy, béo phì, viêm nhiễm đường ruột, đầy hơi khó tiêu và nhiễm trùng.

Hệ tiêu hoá của trẻ hầu hết bị ảnh hưởng bởi lối sống và thói quen ăn uống không lành mạnh. Nếu điều này kéo dài trong một thời gian dài, con bạn có thể phải đối mặt với nhiều bệnh mãn tính khi trưởng thành. Trẻ không thể tự mình chăm sóc hệ tiêu hoá của mình. Chúng phụ thuộc vào cha mẹ, để duy trì lối sống và thói quen ăn uống và giữ cho hệ tiêu hoá của chúng được phát triển.

Những cách giúp bảo vệ đường ruột của bé

Cho bé bú sữa mẹ theo khuyến cáo

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, trẻ sơ sinh cần được bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Bằng cách này, trẻ sẽ có đường ruột khỏe mạnh và hạn chế tối đa các vấn đề về tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Sữa mẹ dễ hấp thu đối với hệ tiêu hóa non yếu của trẻ. Trẻ sẽ không bị đầy hơi, khó tiêu, ứ đọng tại dạ dày, từ đó hạn chế đau bụng và trào ngược dạ dày. Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ uống sữa mẹ đến 2 tuổi cùng với thức ăn dặm khi trẻ vừa tròn 6 tháng.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Đối với trẻ nhỏ, vấn đề vệ sinh thực phẩm cần được chú trọng. Bởi vì trẻ có thể bị thu hút bởi các món ăn vặt lề đường, nơi ẩn chứa nhiều nguy cơ gây hại cho đường ruột. Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ ăn thực phẩm nấu tại nhà, đẩm bảo vệ sinh và đầy đủ chất dinh dưỡng.

Cha mẹ cần tập cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Ngoài ra, cha mẹ cần nhắc nhở nếu trẻ có thói quen cắn móng tay, mút tay hoặc cho đồ vào miệng để hạn chế các bệnh đường ruột.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý

Thức ăn cho trẻ cần đa dạng để đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ thể và kích thích cảm giác ăn uống. Số bữa ăn và lượng thức ăn mỗi bữa nên tăng dần theo tháng tuổi để trẻ có đủ dinh dưỡng và năng lượng mỗi ngày.

Đối với trẻ nhỏ có hệ tiêu hoá kém, cha mẹ nên bổ sung vitamin D cho trẻ. Các loại thực phẩm giàu kẽm và vitamin D bao gồm: nấm, hạt có dầu, cải bó xôi,… Những loại thực phẩm này sẽ giúp niêm mạc ruột thêm khỏe mạnh, tăng cường hấp thu dưỡng chất.

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý

Cho bé uống đủ nước

Nước đóng vai trò quan trọng đối với đường ruột. Nếu cơ thể bị mất nước, lợi khuẩn sẽ bị giảm sút, tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, nước còn giúp trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn.

Cho bé uống đủ nước

Cho bé ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc sẽ giúp hệ tiêu hoá được nghỉ ngơi, bổ sung năng lượng cho cả ngày dài và tạo điều kiện cho niêm mạc hệ tiêu hoá phục hồi. Bởi vì hệ tiêu hoá hoạt động liên tục vào ban ngày, ban đêm hệ tiêu hoá hoạt động chậm lại cùng với các hoạt động trao đổi chất khác.

Cho bé ngủ đủ giấc

Bổ sung tinh bột kháng cho trẻ từ khi đủ 6 tháng tuổi

Tinh bột kháng DR Ruột Kids bổ sung tinh bột kháng giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột, giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa các tình trạng táo bón, tiêu lỏng ở trẻ em .

Nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên (đậu xanh, chuối xanh) an toàn và không gây kích ứng cho đường ruột nhạy cảm của trẻ, sản phẩm có thể làm bữa ăn dinh dưỡng mà không tốn nhiều thời gian chuẩn bị.

Bổ sung tinh bột kháng cho trẻ khi đủ 6 tháng tuổi

Cách cải thiện hệ tiêu hóa cho bé

Tránh ăn quá nhiều cùng một lúc

Phụ huynh cho trẻ ăn quá nhiều cùng một lúc sẽ khiến cho đường tiêu hoá và dạ dày nhỏ bé phải làm việc hết công suất nhằm hấp thụ hết dinh dưỡng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến các chức năng hệ tiêu hoá và dạ dày của trẻ. Vì thế, phụ huynh nên chia nhỏ từng bữa, cho bé ăn nhiều bữa với một ít thức ăn, tránh để bé ăn quá nhiều trong một lần. Đồng thời nên tập cho trẻ ăn chậm hơn, nhai kỹ thức ăn sẽ rất tốt cho hệ tiêu hoá, tránh cho hệ tiêu hoá phải làm việc quá tải.

Tránh để trẻ ăn quá nhiều cùng một lúc

Khi ăn không uống nước

Trong quá trình cho ăn, các mẹ thường cho bé cầm một bình nước để uống. Thực ra đây là một thói quen không tốt, có thể làm gián đoạn quá trình ăn của bé, khiến thức ăn trong dạ dày bị pha loãng, dẫn tới quá trình tiêu hoá diễn ra chậm hơn. Các bậc phụ huynh có thể cho con uống một ít nước trước lúc ăn khoảng 15 – 20 phút và sau khi ăn tầm 30 – 40 phút nhằm cải thiện hệ tiêu hóa cho bé được khỏe mạnh hơn.

Không dùng thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn hay thức ăn nhanh chứa một lượng chất bảo quản và chất béo rất lớn, gây nhiều trở ngại cho hệ tiêu hoá của con. Đồng thời, một số loại thức ăn nhanh cũng có thể chứa chất gây bệnh, nhưng lại ít dinh dưỡng, làm trẻ thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Hơn nữa, khâu chế biến của đồ ăn bên ngoài không được đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, có nguy cơ khiến trẻ bị tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi,… Vì thế, bố mẹ nên loại bỏ đồ ăn nhanh, những loại thực phẩm chế biến sẵn ra thực đơn của con.

Không dùng thực phẩm chế biến sẵn

Hạn chế các thực phẩm khó tiêu hoá

Các loại thực phẩm khó tiêu hóa như thịt hoặc sản phẩm từ sữa khiến đường ruột phải làm việc rất nhiều nếu trẻ ăn liên tục trong một tuần. Chính vì thế, bố mẹ nên bổ sung cho con ăn nhiều rau và hoa quả – như chuối chín hay bông cải xanh, giúp giảm viêm đường tiêu hoá và tránh táo bón, hấp thụ dinh dưỡng tốt và tăng cường khả năng miễn dịch. Lưu ý, không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn chuối và ăn quá nhiều bông cải vì có thể dẫn đầy hơi.

Nếu có thể, cha mẹ nên cho con ăn 1 – 2 bữa chay mỗi tuần để cải thiện hệ tiêu hoá, giúp đường ruột được nghỉ ngơi sau một tuần làm việc. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng lý tưởng, an toàn nhất cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Do hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh còn chưa phát triển, các mẹ có con nhỏ dưới 6 tháng tuổi nên cho bé uống thật nhiều sữa nhằm bổ sung và cải thiện hệ tiêu hóa cho trẻ sơ sinh.

Thiết kế thực đơn khoa học

Để cải thiện đường hệ tiêu hoá cho bé các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý khi thiết kế thực đơn hàng ngày của con. Có những loại thực phẩm nếu kết hợp với nhau sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đường tiêu hoá. Ví dụ,như không nên kết hợp thịt bò với khoai tây hay bánh mì để tránh làm cho quá trình tiêu hóa bị chậm và yếu đi. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để thiết kế thực đơn cho con rõ ràng và hiệu quả.

Thiết kế thực đơn khoa học cho bé

Tập trung trong khi ăn

Những thói quen tốt nên được thiết lập và cho trẻ tập luyện ngay từ nhỏ. Nhiều bậc cha mẹ thường cho con vừa ăn vừa xem tivi hay điện thoại để con ăn được nhiều hơn. Nhưng đây chỉ là lợi ích trước mắt, thói quen xấu này sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá vì cơ thể không tập trung vào nhiệm vụ thức ăn. Vì vậy, các bạn nên rèn thói quen cho trẻ không làm việc khác trong khi ăn để bé có thể ăn chậm rãi, từ tốn và cảm nhận hương vị của món ăn, từ đó cải thiện hệ tiêu hoá cho bé tốt hơn.

Tập trung trong khi ăn

Ăn nhiều sữa chua

Trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn rất tốt cho đường ruột non nớt của bé. Nếu trẻ bị nôn trớ, tiêu chảy hay táo bón thì ăn sữa chua có khả năng khắc phục các triệu chứng trên. Tuy nhiên, không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn sữa chua, trẻ dưới 1 tuổi thì nên ăn sữa chua không đường dành riêng cho trẻ nhỏ, đối với trẻ trên 1 tuổi phụ huynh có thể cho con thử đa dạng các loại sữa chua phù hợp.

Hệ tiêu hoá đóng vai trò rất quan trọng bởi trẻ nhỏ cần dinh dưỡng để hoạt động và phát triển. Hệ tiêu hoá phải làm việc hết công suất để tiếp nhận và hấp thụ thức ăn nhằm nuôi dưỡng cơ thể. Vì vậy, muốn con cao lớn, khỏe mạnh phụ huynh cần lưu tâm hơn về vấn đề cải thiện đường tiêu hoá cho bé.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chú ý bổ sung các vi chất cần thiết như: Kẽm Selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),… để cải thiện vị giác, giúp trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cũng theo các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhấn mạnh về vai trò của kẽm sinh học; cha mẹ nên tìm hiểu và bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách vào các mốc thời điểm thích hợp, tránh tình trạng thiếu kẽm làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.

 

Sản phẩm bán chạy