Lợi khuẩn đường ruột giúp giảm viêm trong đường ruột và giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng tốt hơn. Lợi khuẩn có sẵn trong chuối, dưa muối và trà kombucha. Lợi khuẩn đường ruột là một liệu pháp bổ sung hiệu quả trong việc điều trị bệnh viêm ruột. Lợi khuẩn có thể giúp giảm viêm, cải thiện hệ vi sinh đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch và giảm tác dụng phụ của thuốc. Bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ tầm quan trọng của lợi khuẩn trong điều trị bệnh viêm ruột.
Tổng quan về bệnh viêm ruột
Bệnh viêm ruột là bệnh lý mạn tính ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Chẩn đoán bệnh viêm ruột thường dựa trên các triệu chứng, tiền sử bệnh và các xét nghiệm y tế.
Bệnh viêm ruột là gì?
Bệnh viêm đường ruột (viết tắt là IBD – inflammatory bowel disease) là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm mãn tình ở đường tiêu hóa. Căn bệnh gây ra các cơn đau đớn dữ dội, bùng phát, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Thậm chí là đe dọa tính mạng con người khi bệnh không được điều trị đúng cách.
Bệnh viêm ruột chia thành hai loại chính là viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Viêm loét đại tràng là tình trạng viêm phát triển liên tục, dọc theo niêm mạc và ruột già. Dấu hiệu dễ thấy nhất là bệnh nhân bị tiêu chảy ra phân máu. Người bệnh sẽ có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn.
Trong khi đó, bệnh Crohn là tình trạng viêm ruột mãn tính từng vùng, chủ yếu phân bổ ở cuối ruột non. Nó gây sưng các mô trong đường tiêu hóa, dẫn đến đau bụng dữ dội, tiêu chảy, mệt mỏi, sụt cân và suy dinh dưỡng. Bệnh cần phẫu thuật ngay khi xuất hiện các biến chứng.
Bệnh viêm ruột thường xảy ra ở độ hai độ tuổi là từ 17 đến 25 tuổi và từ 50 đến 60 tuổi. Đây là căn bệnh mãn tính, không có thuốc chữa nhưng vẫn có các phương pháp kiểm soát tình trạng bệnh diễn ra nặng hơn.
Triệu chứng của bệnh viêm ruột
Các triệu chứng của bệnh viêm ruột có thể nhẹ hoặc nặng, thường đến lúc bất ngờ nhất và gây đau đớn trong thời gian dài. Một số biểu hiện thường thấy của căn bệnh là:
- Đau bụng dưới.
- Đại tiện ra máu.
- Tiêu chảy mãn tính.
- Mệt mỏi, sức khỏe suy giảm.
- Giảm cân ngoài ý muốn.
- Sốt cao.
- Buồn nôn.
- Ngứa, phát ban da và lở loét.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm ruột
Bệnh viêm ruột xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số nhân tố có thể gây ra căn bệnh này:
- Tuổi tác: Hầu hết, những người mắc bệnh đều được chẩn đoán trước 30 tuổi. Một số người có thể không phát bệnh cho đến khi họ 50 hoặc 60 tuổi.
- Di truyền: Nếu trong gia đình có ông bà, cha mẹ từng mắc bệnh thì khả năng con con cái họ cũng sẽ mắc bệnh theo. Trong đó, nguy cơ di truyền của bệnh Crohn cao hơn so với viêm loét đại tràng.
- Thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng lượng chất độc hại bên trong cơ thể và làm suy yếu hệ miễn dịch. Cơ thể sẽ khó chống lại các tác nhân gây bệnh cũng như nhiễm trùng. Thêm đó, hút thuốc lá thường xuyên dễ gây ra các vấn đề về tiêu hóa như ợ nóng, táo bón và tiêu chảy.
- Virus: Bệnh viêm ruột có thể đến từ các virus gây hại như Salmonella, Escherichia coli hoặc Staphylococcus aureus. Chúng đến từ thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn hoặc do tiếp xúc với động vật.
- Hệ thống miễn dịch: Hệ thống miễn dịch có cơ chế tấn công và tiêu diệt các tác nhân gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, hệ thống miễn dịch đôi khi sẽ nhầm lẫn và tấn công ngược lại các tế bào trong đường tiêu hóa. Điều này dẫn đến tình trạng viêm loét ở thành ruột.
Có thể bạn sẽ quan tâm đến: Bí quyết cho sức khỏe tiêu hóa
Vai trò của lợi khuẩn đường ruột trong hỗ trợ điều trị bệnh đường ruột
Lợi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm sức khỏe của hệ tiêu hóa. Đặc biệt, lợi khuẩn có thể giúp giảm viêm và cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm ruột.
Lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột bằng cách cạnh tranh với vi khuẩn có hại để lấy thức ăn và không gian sống. Ngoài ra, lợi khuẩn còn giúp tăng cường hệ miễn dịch bằng cách kích thích sản xuất các tế bào miễn dịch cũng như các chất chống viêm.
Khi các lợi khuẩn lên men carbohydrate sẽ tạo ra các acid béo chuỗi ngắn (SCFAs), đặc biệt là butyrate – nguồn năng lượng chính của các tế bào biểu mô đại tràng, có tác dụng giảm viêm và phục hồi lớp hàng rào biểu mô đại tràng.
Từ đó, lợi khuẩn có thể giúp giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy. Lợi khuẩn tăng cường nhu động ruột và làm mềm phân, giúp giảm táo bón. Hệ tiêu hóa sẽ hoạt động trơn tru hết, hạn chế được các cơn đau bụng dữ dội. Từ đó, bệnh nhân sẽ có đời sống thể chất và tinh thần ổn định hơn.
Các cách bổ sung lợi khuẩn đường ruột hiệu quả
Bổ sung lợi khuẩn đường ruột là cách đơn giản và hiệu quả để cải thiện sức khỏe tổng thể, đặc biệt dành cho những ai đang bị dày vò bởi căn bệnh viêm ruột. Bệnh nhân có thể bổ sung lợi khuẩn bằng cách ăn các thực phẩm lên men hoặc sử dụng chức năng có chứa lợi khuẩn. Dưới đây là một số cách để bổ sung lợi khuẩn đường ruột.
Thực phẩm lên men
Đây là nguồn cung cấp lợi khuẩn tự nhiên, dồi dào và dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn uống hằng ngày. Một số loại thực phẩm lên men phổ biến bao gồm:
- Sữa chua: Ưu tiên chọn sữa chua nguyên chất, không đường và ghi rõ chứa lợi khuẩn sống nào.
- Rau củ muối chua: Rau củ muối thường chứa nhiều lợi khuẩn có ích như Lactobacillus và Bifidobacterium.
- Trà kombucha: Đây là loại trà lên men có chứa nhiều lợi khuẩn và chất chống oxy hóa.
Thực phẩm chứa prebiotic
Prebiotic là thức ăn cho lợi khuẩn, giúp kích thích sự phát triển của lợi khuẩn trong đường ruột. Một số thực phẩm giàu prebiotic bao gồm chuối, tỏi, hành tây, măng tây và trà atiso.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh
Khi cơ thể không được chăm sóc đúng cách, vi khuẩn có hại rất dễ xâm nhập vào và gây ra các thương tổn không đáng có. Bệnh nhân cần xây dựng chế độ ăn uống cân bằng với nhiều trái cây, rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc. Ngoài ra, bệnh nhân cần hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ và đường.
Bên cạnh đó, người bệnh nên tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày để giảm căng thẳng, cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch. Nếu không có thời gian tập thể dục, bạn nên tăng cường vận động đan xen với các công việc hằng ngày. Ví dụ như không ngồi quá lâu để làm việc, thi thoảng đứng lên đi lại nhẹ nhàng.
Đặc biệt, bệnh cần cần biết cách quản lý cảm xúc tiêu cực của mình vì căng thẳng, lo âu có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột. Bạn nên ngủ đủ giấc để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi. Hoặc bạn nên thư giãn bằng cách tập yoga, thiền và hít thở sâu.
Tinh bột kháng Dr. Ruột – Bí quyết cho đường ruột khỏe mạnh
Bổ sung lợi khuẩn dạng bột là cách nhanh chóng và tiện lợi để cung cấp lượng lớn lợi khuẩn cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý bổ sung thức ăn cho lợi khuẩn sinh trưởng và phát triển. Trong đó, tinh bột kháng Dr. Ruột cung cấp tinh bột kháng – “siêu chất xơ” là thức ăn tốt nhất cho lợi khuẩn phát triển..
Tinh bột kháng là một loại tinh bột không thể được tiêu hóa bởi các enzym trong ruột non của người. Thay vào đó, nó đi xuống đại tràng, nơi nó được lên men bởi vi khuẩn có lợi. Quá trình lên men tạo các các axit béo chuỗi ngắn, là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho các tế bào ruột kết, giúp giảm tình trạng viêm ruột và táo bón, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Sản phẩm có thiết kế dạng gói tiện lợi và cách pha đơn giản. Bạn chỉ cần pha một gói với 350-500ml nước sôi, khuấy đều và thưởng thức ngay.
Kết luận
Lợi khuẩn đường ruột đóng vai trò quan trọng, giúp cải thiện các triệu chứng và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mắc viêm ruột. Lợi khuẩn được bổ sung bằng nhiều cách, từ các loại thực phẩm lên men đến thực phẩm chức năng. Ngoài những thông tin trên, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ và thăm khám để nắm được tình trạng bệnh.
Công ty Cổ phần Chăm sóc sức khỏe Đường ruột Việt Nam
- Địa chỉ: Số 39 Nguyễn Hữu Huân, Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội (xem chỉ đường)
- Hotline: 1900.1040 – 0911.22.4444
- Email: info@suckhoeduongruot.com
- Website: www.suckhoeduongruot.com – www.tinhbotkhang.vn
- Fanpage: www.facebook.com/Drruot.vn
- YouTube: https://youtube.com/@tinhbotkhangdr.ruotvietnam
Sản phẩm bán chạy
Tinh Bột Kháng Dr. Ruột Kids 18%
Tinh bột kháng Dr. Ruột 11,1% Ít đường
Tinh bột kháng Dr. Ruột 11,1% Nguyên bản
Tinh bột kháng Dr. Ruột Premium 17%