Lợi khuẩn đường ruột – Bí quyết cho sức khỏe tiêu hóa

Lợi-khuẩn-đường-ruột---Bí-quyết-cho-sức-khỏe-tiêu-hóa

Nếu không có lợi khuẩn đường ruột, con người dễ bị khó tiêu, tim mạch, nhiễm trùng. Do đó, việc hiểu về lợi khuẩn đường ruột là rất quan trọng để duy trì sức khỏe tổng thể.


Lợi khuẩn đường ruột: Bí quyết cho sức khỏe tiêu hóa

Lợi khuẩn, hay còn gọi là probiotics, là các vi khuẩn hoặc vi sinh vật có lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Chúng giúp duy trì cân bằng vi sinh trong ruột, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch.. Nếu thiếu lợi khuản, sức khỏe con người đứng trước nhiều nguy cơ bị khó tiêu, thậm chí mắc các bệnh về tim mạch, nhiễm trùng,…

Lợi khuẩn đường ruột là gì?

Lợi khuẩn đường ruột là những vi khuẩn sống trong đường ruột của con người và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng chiếm khoảng 85% tổng số vi khuẩn trong ruột và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Hình ảnh lợi khuẩn đường ruột trên đĩa Petri
Hình ảnh lợi khuẩn đường ruột trên đĩa Petri

Phân loại lợi khuẩn đường ruột

Có nhiều loại lợi khuẩn đường ruột khác nhau, nhưng 3 loại phổ biến nhất là Lactobacillus, Bifidobacteria và Saccharomyces boulardii. Mỗi loại lợi khuẩn được tìm thấy trong những chất khác nhau, cụ thể:

  • Lactobacillus: Được tìm thấy trong sữa chua, dưa cải bắp và một số thực phẩm lên men khác. Lactobacillus giúp phân hủy lactose (đường sữa) và hỗ trợ hệ miễn dịch.
  • Bifidobacteria: Loại vi khuẩn này được tìm thấy trong sữa mẹ, chuối và ngũ cốc nguyên hạt. Bifidobacteria giúp bảo vệ ruột khỏi vi khuẩn có hại và hỗ trợ tiêu hóa.
  • Saccharomyces boulardii: Loại vi khuẩn này được tìm thấy trong men bia và một số loại thực phẩm bổ sung. Saccharomyces boulardii giúp điều trị tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa khác.

Cách thức hoạt động của lợi khuẩn đường ruột

Lợi khuẩn đường ruột bảo vệ sức khỏe con người theo nhiều cách khác nhau. Trong đó bao gồm 3 cách thức phổ biến.

  1. Trước hết là khả năng cạnh tranh với vi khuẩn có hại. Lợi khuẩn bắt đầu bằng việc bám dính vào niêm mạc trong ruột, khu trú và phát triển. Lúc này, chúng cạnh tranh với vi khuẩn có hại để lấy thức ăn và chiếm không gian sống. Sau khi phát triển mạnh, chúng có thể ngăn chặn vi khuẩn có hại lan rộng và gây bệnh.
  2. Thứ hai là khả năng hỗ trợ tiêu hóa. Lợi khuẩn đường ruột giúp phân hủy thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất dinh dưỡng khó tiêu hóa như carbohydrate phức tạp và prebiotics. Từ đó giúp ổn định nhu động ruột, làm cho việc đi tiêu đều đặn và dễ dàng hơn.
  3. Cách thứ 3 là tăng cường sức đề kháng. Lợi khuẩn tạo nên sự miễn dịch thông qua việc sản xuất kháng thể IgA và cytokine, phân tử giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Lợi khuẩn đường ruột bảo vệ sức khỏe con người theo nhiều cách khác nhau. Trong đó bao gồm 3 cách thức phổ biến
Lợi khuẩn đường ruột bảo vệ sức khỏe con người theo nhiều cách khác nhau. Trong đó bao gồm 3 cách thức phổ biến

Tầm quan trọng của lợi khuẩn đường ruột

Nếu không có lợi khuẩn đường ruột, hệ tiêu hóa của con người sẽ trở nên kém đi. Con người sẽ dễ mắc phải những vấn đề về hệ tiêu hóa như khó tiêu (đầy hơi, táo bón, tiêu chảy,…) và hấp thu dinh dưỡng kém (cơ thể thiếu sắt, canxi và vitamin B12). Từ đó, sức khỏe suy giảm và gây ảnh hưởng đến đời sống tinh thần.

Bên cạnh đó, nếu thiếu lợi khuẩn đường ruột, hệ miễn dịch của con người cũng bị suy yếu theo. Điều này dẫn đến việc cơ thể dễ bị nhiễm trùng vì vi khuẩn, virus và nấm. Nghiêm trọng hơn, việc thiếu lợi khuẩn có thể dẫn đến tình trạng viêm mãn tính, góp phần gây ra bệnh tim mạch, ung thư và bệnh tiểu đường.

Có thể bạn sẽ quan tâm: Giải pháp cải thiện rối loạn tiêu hoá

Các cách tăng cường lợi khuẩn đường ruột

Chính vì vai trò của chúng, việc tăng cường lợi khuẩn đường ruột là điều quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Có 3 cách phổ biến để tăng cường lợi khuẩn đường ruột như sau.

Bổ sung thực phẩm giàu lợi khuẩn đường ruột

Những thực phẩm giàu lợi khuẩn đường ruột thường là những thực phẩm lên men tự nhiên. Trong đó, sữa chua chứa nhiều men vi sinh như Lactobacillus và Bifidobacterium. Ngoài sữa chua, các món ngâm có vị chua như ngâm dưa leo, cà rốt, cải thảo, cải bắp, cũng cung cấp nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa.

Bên cạnh đó, khi mua các sản phẩm chế biến sẵn, hãy đọc kỹ thành phần in trên bao bì để đảm bảo chúng chứa men vi sinh. Một số sản phẩm có thể quảng cáo chứa lợi khuẩn nhưng thực tế không có hoặc có rất ít. Ngoài ra, người dùng nên bắt đầu với liều lượng ít và tăng dần theo thời gian để cơ thể thích nghi. Bổ sung quá nhiều lợi khuẩn trong thời gian ngắn có thể gây rối loạn tiêu hóa như đầy hơi hoặc tiêu chảy.

Bổ sung tinh bột kháng

Bổ sung tinh bột kháng
Việc bổ sung tinh bột kháng tăng cường lợi khuẩn đường ruột là điều quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể.

Tinh bột kháng là một carbohydrate không thể được tiêu hóa bởi các enzym trong ruột non con người. Thay vào đó, nó đi xuống ruột già, được lên men bởi vi khuẩn có lợi, từ đó giúp tăng cường sức khỏe đường ruột.

Để nạp tinh bột kháng, các loại ngũ cốc, đậu và các loại hạt là những sự lựa chọn phù hợp. Ngoài việc nạp thêm nhiều thực phẩm giàu tinh bột kháng, bạn có thể chế biến thực phẩm sao cho tăng lượng tinh bột kháng lên. Một trong số đó là nấu cơm với ít nước hơn, thêm bột năng vào thực phẩm hoặc sử dụng những loại bột kháng tiêu hóa.

Đơn giản hơn, bạn có thể sử dụng tinh bột kháng Dr.Ruột để nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột. Sản phẩm với 100% thành phần tự nhiên, được đóng dưới dạng gói tiện lợi với hương vị thơm ngon, dễ uống.

Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh

Ngoài cách bổ sung những thực phẩm giàu lợi khuẩn hoặc giúp bổ sung lợi khuẩn đường ruột, có một lối sống khoa học cũng là cách để men vi sinh hoạt động tốt hơn trong cơ thể con người.

  • Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm: Cơ thể phục hồi và tăng cường hệ miễn dịch nhanh chóng và dễ dàng. Điều này góp phần tạo điều kiện cho lợi khuẩn phát triển.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày: Cải thiện sức khỏe tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá: Rượu bia và thuốc lá sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa và cản trở sự phát triển của lợi khuẩn.
  • Hạn chế sử dụng đường, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn vì chúng có thể gây hại cho hệ vi sinh đường ruột.

Bổ sung lợi khuẩn đường ruột có gây ra tác dụng phụ gì không?

Tinh bột kháng Dr.Ruột

Bổ sung lợi khuẩn đường ruột nhìn chung an toàn cho hầu hết mọi người nhưng vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Các triệu chứng này thường tự khỏi từ vài ngày đến vài tuần.

Một số tác dụng phụ thường thấy sẽ là rối loạn tiêu hóa. Hiện tượng này đi kèm với một số triệu chứng như đầy hơi, tiêu chảy và táo bón. Ngoài ra, một số ít người cũng có thể bị dị ứng. Da lúc này sẽ bị ngứa, nổi mẩn đỏ, sưng tấy và thậm chí xuất hiện triệu chứng khó thở. Tuy nhiên, đây không phải là một hiện tượng phổ biến, rất hiếm gặp.

 

Ngoài ra, trẻ sơ sinh, người già và những người có hệ miễn dịch suy yếu nên thận trọng khi bổ sung lợi khuẩn. Những đối tượng này có thể dễ bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn hoặc nấm trong các sản phẩm giàu men vi sinh.

Để giảm thiểu các tác dụng phụ, bạn hãy chọn những sản phẩm chất lượng cao từ nhà sản xuất uy tín. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng, nhất là khi có tình trạng sức khỏe đặc biệt hoặc đang sử dụng thuốc.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm những điều cần về Tinh bột kháng TẠI ĐÂY


Kết luận

Nhìn chung lợi khuẩn đường ruột đóng vai trò không thể thiếu trong việc duy trì sức khỏe của con người. Có nhiều cách để bổ sung lợi khuẩn bao gồm ăn thực phẩm giàu lợi khuẩn và sinh hoạt điều độ để lợi khuẩn phát huy tối đa khả năng của nó. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đưa ra quyết định sử dụng bất kỳ loại thực phẩm nào để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Công ty Cổ phần Chăm sóc sức khỏe Đường ruột Việt Nam

Sản phẩm bán chạy