Mách Bạn 4 Cách Đi Ngoài Nhanh Khi Bị Táo Bón

Mách Bạn 4 Cách Đi Ngoài Nhanh Khi Bị Táo Bón

1, Tìm hiểu chung về táo bón

Mách bạn 6 cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón
Mách bạn 4 cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón

1.1  Táo bón là gì?

Táo bón là hiện tượng rối loạn tiêu hóa rất phổ biến gây ra rất nhiều phiền toái. Táo bón mạn tĩnh có thể dẫn đến ung thư đại tràng và liên quan đến bệnh thận. Hầu như khi mắc bệnh ta thường điều trị tại nhà hoặc bằng một số những mẹo dân gian thay vì đến bệnh viện. Tuy nhiên có lẽ ít ai biết rằng chứng táo bón kéo dài có thể gây ra một loạt vấn đề như trĩ, viêm đại tràng,… rất nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.

Táo bón là tình trạng phân khô cứng, khiên người bệnh khó và thậm chí bị đau khi rặn mạnh phân mới có thể thoát ra, thời gian đi lâu hoặc nhiều ngày mới đi một lần.

Theo các chuyên gia y tế, tình trạng táo bón được định nghĩa là việc 3 ngày không đi đại tiện ở người lớn và một tuần không thể đi đại tiện 3 lần ở trẻ em.

Táo bón phổ biến nhất trong các bệnh lý về đường tiêu hóa trên thế giới với tỷ lệ 17% dân số toàn cầu, trong đó, chỉ 12% số người tự xác định được bệnh. Táo bón xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở những người trên 65 tuổi với tỷ lệ 30-40%. Phụ nữ có tỷ lệ mắc táo bón cao gấp 3 lần nam giới. Táo bón cũng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.

1.2 Tại sao bị táo bón?

Mách bạn 6 cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón
Nguyên nhân gây táo bón
  • Nguyên nhân nguyên phát

Táo bón có nhu động bình thường: Nguyên nhân do rối loạn cơ chế tổng phân, xuất phát từ cơ thắt, cơ vòng hậu môn có vấn đề. Loại táo bón này khi khám thực thể rất khó phát hiện.

Táo bón có nhu động chậm: Khi nhu động ruột hoạt động kém sẽ gây ra táo bón. Loại táo bón này thường gặp hơn ở phụ nữ với các triệu chứng như chướng bụng, ít có nhu cầu đại tiện.

Táo bón do rối loạn chức năng sàn chậu: Rối loạn chức năng sàn chậu là do các khối cơ, dây chằng bị thoái hóa, dẫn đến không thể giữ cho các cơ quan ở vùng sàn chậu nằm đúng vị trí của chúng. Hậu môn, trực tràng cũng nằm trong số các cơ quan bị ảnh hưởng và dẫn đến tình trạng táo bón. Đặc trưng của táo bón do nguyên nhân này là rặn nhiều, đại tiện không hết phân, phải cần hỗ trợ mới tống phân ra ngoài hết được.

  • Nguyên nhân thứ phát

Do chế độ ăn uống, sinh hoạt: Chế độ ăn ít chất xơ, dư thừa chất béo có nguồn gốc từ động vật, ăn nhiều đường, cà phê, trà, rượu, uống không đủ nước; lười vận động; thường xuyên trì hoãn việc đại tiện. Ở trẻ em, táo bón còn có thể do việc uống sữa bột (các loại sữa công thức trong thành phần ít chất xơ và quá nhiều đạm, đường).

Mắc bệnh lý thực thể: Nếu mắc các bệnh nứt hậu môn, tắc nghẽn ống tiêu hóa do khối u, trĩ huyết khối, to trực tràng vô căn sẽ dễ bị táo bón.

Mắc bệnh lý toàn thân: Mắc bệnh về thần kinh (đột quỵ, Hirschsprung, Parkinson, chấn thương đầu, tủy sống); vấn đề tâm lý (trầm cảm, rối loạn lo âu); rối loạn nội tiết (chuyển hóa tăng canxi máu, hạ kali máu, tiểu đường); bệnh tuyến giáp (cường giáp, suy giáp); bệnh mô liên kết (xơ cứng bì, lupus); nhiễm độc chì cũng gây táo bón.

Mang thai: Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ cộng với áp lực từ tử cung gây chèn ép lên ruột, hoặc chế độ ăn thay đổi quá nhiều trong thai kỳ (uống viên bổ sung nhiều sắt, canxi, ăn nhiều thực phẩm giàu đạm)… đều ảnh hưởng đến nhu động ruột dẫn đến táo bón.

Dùng một số loại thuốc: Thuốc chống trầm cảm; thuốc kháng cholinergic; thuốc kháng axit; thuốc lợi tiểu; thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen, diclofenac); thuốc chứa codein và morphin; thuốc chống co giật… có thể gây táo bón.

1.3 Táo bón có biến chứng như nào

Nếu bị táo bón lâu gày những không có biện pháp điều trị hiệu quả có thể dẫn đến những biến chứng như sau:

  • Mắc bệnh trĩ
  • Bị nứt hậu môn
  • Sa trực tràng

Trẻ nhỏ bị táo bón kéo dài khiến cho việc hấp thu dinh dưỡng kém từ đó gây thiếu hụt dinh dưỡng, chậm phát triển, chậm tăng cân, tâm lý khó chịu,…

 2.Cách đi ngoài ngay lập tức đơn giản tại nhà

– Uống nước ấm

Uống nước ấm là một cách đi ngoài ngay lập tức vì nó giúp quá trình nhu động của cơ thể được khởi động từ đó góp phần thúc đẩy các múi cơ trong ruột nhanh chóng đẩy về phía trực tràng. Vì thế, trước khi vào nhà vệ sinh khoảng 30 phút bạn nên thử uống một cốc nước ấm.

Mách bạn 6 cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón
Uống nước ấm có thể cải thiện triệu chứng táo bón

– Thay đổi tư thế ngồi

Đôi khi việc thay đổi tư thế ngồi đại tiện cũng giúp bạn nhanh chóng đi ngoài được mà không mất quá nhiều công sức. Điều này được giải thích do cơ thắt hậu môn có nhiệm vụ giúp kiểm soát và kiềm chế chất thải bằng cách tạo ra nút thắt giữa trực tràng với đại tràng. Nếu ngồi đại tiện ở tư thế thông thường thì chỉ thả lỏng được một phần cơ này nhưng khi bạn thay đổi sang tư thế ngồi xổm thì toàn bộ cơ thắt hậu môn sẽ được thả lỏng nên chất thải dễ dàng đẩy ra ngoài.

Mách bạn 6 cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón
Cách ngồi tốt nhất khi đi vệ sinh

– Massage

Bạn có thể dùng tay xoa lên bụng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ với một lực vừa phải đủ để kích thích đại tràng. Nên thực hiên động tác này từ vùng bụng dưới bên phải rồi di chuyển lên khung xương sườn và dạ dày sau đó đi đến vùng bụng dưới bên trái.

Mách bạn 6 cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón
Mách bạn 6 cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón

– Sử dụng thực phẩm tinh bột kháng tự nhiên Dr Ruột

Đây là một loại thực phẩm dinh dưỡng dạng bột. Bổ sung dưỡng chất giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột. Tăng số lượng lợi khuẩn do đó sản phẩm rất hữu ích cho bệnh lý táo bón, viêm đại tràng, đại tràng co thắt, rồi loạn tiêu hóa hay các vấn đề về sức khỏe đường ruột.

Mách bạn 6 cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón
Tinh bột kháng tự nhiên Dr Ruột

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂM SÓC SỨC KHỎE ĐƯỜNG RUỘT VIỆT NAM

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển dòng sản phẩm giúp cải thiện tình trạng sức khỏe đường ruột, đẩy lùi các bệnh lý về táo bón, đại tràng, … Dr. Ruột tự tin đem đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất, hiệu quả nhất.

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂM SÓC SỨC KHỎE ĐƯỜNG RUỘT VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 39 Nguyễn Hữu Huân, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tổng đài: 1900.1040 – 0911.22.4444

Website: suckhoeduongruot.com

Fanpage: www.facebook.com/congtychamsocsuckhoeduongruotvietnam