Trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì và kiêng gì?

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn các thức ăn lỏng dễ tiêu hoá như cháo, khoai tây, rau củ quả luộc,.. và tránh ăn các thức ăn cứng làm gia tăng áp lực lên hệ tiêu hóa, khiến tình trạng rối loạn trở nên trầm trọng hơn.


Trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì và kiêng gì?

Trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì và kiêng gì có lẽ là chủ đề được các mẹ quan tâm nhiều nhất. Bởi trẻ em có hệ tiêu hoá còn non nớt nên rất dễ mắc phải chứng rối loạn tiêu hoá, tiêu biểu như táo bón, tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng,… Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên có chế độ ăn như thế nào? Bài viết sau đây sẽ đưa ra gợi ý và giải đáp thắc mắc cho bạn.

Rối loạn tiêu hoá là bệnh gì?

Tiêu hóa là quá trình xử lý thức ăn từ miệng vào đến ruột già thành những chất có thể hấp thu qua thành ống tiêu hóa để đổ vào máu. Quá trình này bị đảo lộn hoặc gián đoạn sẽ gây ra triệu chứng rối loạn tiêu hoá. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em biểu hiện dưới các tình trạng phổ biến như đau bụng, táo bón, tiêu chảy, nôn mửa, ợ hơi,.. Nếu không có cách điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Rối loạn tiêu hoá ở trẻ là bệnh gì
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em biểu hiện dưới các tình trạng phổ biến như đau bụng, táo bón, tiêu chảy, nôn mửa, ợ hơi,..

Biểu hiện của rối loạn tiêu hoá ở trẻ

Tuỳ vào tình trạng bệnh cũng như đề kháng của từng trẻ mà rối loạn tiêu hoá sẽ có những biểu hiện khác nhau. Bên cạnh việc tìm cách điều trị cho con, mẹ cũng nên nắm bắt được một số biểu hiện của bệnh để phát hiện kịp thời, có hướng điều trị đúng, tránh thành biến chứng nguy hiểm: 

  • Táo bón: Khi bị táo bón, trẻ đi ngoài phân sẽ khô cứng, tần suất đi đại tiện 2-3 lần/1 tuần, thậm chí chảy máu khiến trẻ đau rát, sợ đi đại tiện. 
  • Tiêu chảy: Trẻ đi ngoài phân lỏng khoảng 4-5 lần/1 ngày, phân màu xám, xanh, kèm biểu hiện mệt mỏi, người lờ đờ, mặt mũi tái nhợt do mất nước.
  • Trẻ nôn ói cũng là một trong các triệu chứng của rối loạn tiêu hoá, điều này xảy ra khi trẻ ăn phải các thức ăn không đảm bảo vệ sinh, trẻ có thể nôn liên tục sau khi ăn phải chúng.
  • Đầy bụng: Trẻ ăn nhưng không tiêu, luôn có cảm giác chướng bụng. Quấy khóc cũng là một trong những biểu hiện của rối loạn tiêu hoá.
  • Chán ăn: Biếng ăn lâu ngày sẽ làm trẻ còi cọc, chậm phát triển. Tình trạng biếng ăn cũng là một dạng biểu hiện của rối loạn tiêu hoá.

Có thể bạn sẽ quan tâm: Tại sao Tinh Bột Kháng Dr. Ruột Kids lại quan trọng cho trẻ?

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì?

Chế độ ăn là yếu tố quan trọng và cần thiết góp phần hỗ trợ, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hoá. Sau đây là một số loại thức ăn mẹ có thể bổ sung cho trẻ, giúp trẻ nhanh hồi phục và xoa dịu sự khó chịu do rối loạn tiêu hoá gây ra.

Thực phẩm dễ tiêu hoá

Soup là một trong những món dễ ăn đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Soup là một trong những món dễ ăn đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Đối với các trẻ bị táo bón và tiêu chảy nên cho trẻ ăn các thức ăn dễ tiêu như cháo, súp, cơm nát hoặc cơm nhão để giảm áp lực lên dạ dày, giúp quá trình tiêu hoá trở nên dễ dàng hơn. 

Mẹ nên cho trẻ ăn đa dạng thức ăn bằng cách bổ sung cho bé một số loại hoa quả như chuối tiêu, đu đủ, bơ,.. vào bữa ăn hằng ngày của con. Những loại hoa quả này đều chứa một lượng khoáng chất và giàu vitamin giúp nhuận tràng, tốt cho hệ tiêu hoá.

Ngoài ra, sử dụng một số bài thuốc dân gian cũng là một cách hữu ích làm thuyên giảm tình trạng này:

  • Trà gừng ấm có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá giảm táo bón, nôn, chướng bụng,… Cách làm rất đơn giản: mẹ chỉ cần thái vài lát gừng, đun sôi nhỏ lửa tầm 3-5 phút, pha với một chút đường để nguội, tầm 35-40 độ là có thể cho trẻ sử dụng.
  • Búp ổi non được coi là vị cứu tinh cho các trường hợp bị tiêu chảy vì lá ổi chứa nhiều tanin có khả năng giảm nhu động ruột và có công dụng kháng khuẩn. Tinh chất trong lá ổi có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn Staphylococcus aureus thường gây tiêu chảy. Mẹ chỉ cần cho lá ổi và đun như nước trà bình thường, chắt nước ra cho bé uống.
  • Uống nước chanh ấm vào buổi sáng giúp hỗ trợ tiêu hoá và thuyên giảm các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi hiệu quả do axit trong quả chanh có tác dụng kích thích sản sinh axit clohidric – có tác dụng làm tiêu thức ăn.
  • Lá mơ: Đây là loại lá phổ biến và quen thuộc, giúp làm thuyên giảm các triệu chứng như chướng bụng, tiêu chảy, táo bón,… Mẹ chỉ cần hấp hoặc rán trứng với lá mơ và bổ sung vào bữa ăn cho con. 

Ngoài ra, các loại thực phẩm khác như ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua đều là thực phẩm vàng giúp cải thiện chứng rối loạn tiêu hoá. Tuy nhiên, nếu trẻ tiêu chảy thì không nên dùng các chế phẩm từ sữa sẽ làm tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.

Bổ sung nước và chất điện giải

Bổ sung nước và điện giải cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Bổ sung nước và điện giải cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Đối với các trường hợp bị rối loạn tiêu hóa do tiêu chảy, trẻ thường sẽ mệt mỏi do mất nước. Vậy nên lúc này nên cho trẻ uống đủ nước, bổ sung oresol bù khoáng, bù nước cho bé. Mẹ lưu ý nên cho trẻ uống nước đun sôi để nguội thay vì nước lọc, bởi lúc này hệ tiêu hoá của trẻ cực kỳ nhạy cảm, nước lọc chưa được tiệt trùng kỹ còn chứa một số vi khuẩn có hại.

Đối với trẻ bị táo bón, nên cho trẻ uống thêm các loại nước ép trái cây như táo, cà rốt, dứa,… Các loại quả này đều giúp bù nước và chứa dinh dưỡng cần thiết như chất xơ, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hoá và góp phần làm cho nhu động ruột khỏe mạnh.

Tham khảo thêm bài viết: Tạm biệt táo bón, tiêu chảy nhờ bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho trẻ

Khi trẻ rối loạn tiêu hoá nên kiêng gì?

Bất kể triệu chứng rối loạn tiêu hoá nào cũng có thể khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, mệt mỏi. Ngoài bổ sung một số thực phẩm tốt cho tiêu hoá thì mẹ cũng cần lưu ý tránh cho trẻ ăn những thực phẩm sau:

Thực phẩm khó tiêu hoá

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá, mẹ không nên cho trẻ ăn các thức ăn khô cứng, đồ ăn nhanh như xúc xích, lạp xưởng, gà chiên, rán, snack,… Các thức ăn khó tiêu này sẽ khiến hệ tiêu hoá của trẻ hoạt động quá sức, khiến tình trạng bệnh ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Khi trẻ bị táo bón do rối loạn tiêu hoá thì nên tránh ăn các thức ăn cay, nóng,… sẽ khiến phân khô, gây đau rát khi đi vệ sinh. Với trẻ bị tiêu chảy cần tránh uống nhiều sữa, ăn ngọt, bánh kẹo, nước ngọt,… và các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ khó tiêu như các loại đậu.

Đồ ăn nhanh như xúc xích, lạp xưởng, gà chiên, rán, snack là những món nên tránh khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Đồ ăn nhanh như xúc xích, lạp xưởng, gà chiên, rán, snack là những món nên tránh khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Hoa quả

Ngoài những loại trái cây tốt cho tiêu hoá thì cũng có một số loại trái cây sẽ làm gia tăng tình trạng rối loạn tiêu hoá. Vậy nên mẹ cần lưu ý và tránh cho con ăn một số hoa quả có vị chua như bưởi, cam, quýt. Các loại trái cây chưa chín kỹ cũng nên loại khỏi thực đơn hàng ngày của trẻ.

Rau củ quả

Nếu trẻ có sở thích ăn rau sống thì trong giai đoạn này mẹ nên tránh tuyệt đối cho bé vì chúng có thể tiềm ẩn nguy cơ ăn phải sinh vật ký sinh trên rau như sán, giun,… Một số rau củ có tính hàn như mướp đắp, bông cải xanh mẹ cũng nên tránh cho con ăn.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hoá

Khi trẻ gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hoá, hệ tiêu hoá của trẻ sẽ hoạt động kém hơn bình thường. Do vậy khi chăm sóc trẻ cần lưu ý những điều sau:

  • Chia nhỏ nhiều bữa ăn trong một ngày
  • Cho trẻ ăn các thức ăn mềm dễ tiêu hoá và nhắc trẻ thường xuyên rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Với các triệu chứng nhẹ, mẹ hoàn toàn có thể chữa cho bé tại nhà bằng cách cải thiện chế độ ăn uống, sử dụng một số bài thuốc dân gian. Tuy nhiên nếu triệu chứng không thuyên giảm, cần đưa bé đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và chữa trị theo đúng phác đồ bệnh.

Rối loạn tiêu hoá tuy là triệu chứng phổ biến ở trẻ và thường có thể tự khỏi, tuy nhiên tình trạng này cũng không khỏi khiến bố mẹ lo lắng và bối rối. Trên đây bài viết đã nên ra một số biểu hiện của rối loạn tiêu hoá cũng như đưa ra gợi ý chữa trị tại nhà cho mẹ tham khảo. Hy vọng bài viết đã giải đáp được thắc mắc và có những gợi ý phù hợp cho mẹ giúp bé khỏe mạnh hơn.


Công ty Cổ phần Chăm sóc sức khỏe Đường ruột Việt Nam

Sản phẩm bán chạy